Không ít người lâm
vào cảnh nợ nần chồng chất, tán gia bại sản vì vay quá nhiều tiền ngân hàng để
lao vào đầu tư bất động sản. Nghe bạn bè bàn tán về đất nền vùng ven TP.HCM
tăng giá mạnh, cuối tháng 4/2018, bà Hường (Đông Anh, Hà Nội) lặn lội vào
TP.HCM để tìm hiểu thị trường.
Nhưng sau khi bà Hường mua lô đất thứ hai thì TP.HCM bất ngờ
đề nghị điều tra vấn nạn tung tin sai lệch về các dự án để đầu cơ, đẩy giá khiến
thị trường dần hạ nhiệt, 2 lô đất của bà bị "mắc kẹt" không thể đẩy
hàng.
"Khi tôi vay lãi suất chỉ ở mức 7%/năm, sau đó ngân
hàng tăng lãi suất lên mức 9,5%/năm, chỉ trong gần 2 năm, tiền lãi tôi phải trả
đã gần nửa tỷ đồng. Trong khi 2 lô đất vẫn chưa bán được, thêm vào đó còn phải
trả gốc vay theo phương án đã vay ngân hàng, tôi đã bị quá hạn nhiều tháng nay.
Căn nhà của tôi đã bị ngân hàng treo án phát mại", bà Hường cay đắng nói.
Cũng bị cuốn theo giấc mơ làm giàu nhanh từ đất, thời điểm
Phú Quốc lên "cơn sốt" đất đầu năm 2018, anh Minh Tuấn, một nhà đầu
tư Hà Nội bỏ ra 3 tỷ đồng mua 1 công đất (1.000m2) ở xã Cửa Dương với hi vọng sẽ
đẩy được hàng với giá 6-8 tỷ trong vòng 1- 2 tháng. Tuy nhiên, chưa kịp đẩy
hàng thì thị trường "đóng băng".
Thời điểm đó, thị trường bất động sản TP.HCM chứng kiến sự sốt
nóng cục bộ ở nhiều khu vực. Đất ở quận 2, 9, Thủ Đức, huyện Nhà Bè, Bình
Chánh, Cần Giờ… thậm chí đã vọt lên 50-100% so với cuối năm 2016. Bà vét hết số
tiền dành dụm được mua một lô đất ở quận 9 với giá 1,6 tỷ đồng, khoảng 2 tháng
sau có người trả giá 2,3 tỷ nhưng bà không bán mà đợi giá lên tiếp.
Trước khi vay vốn, người vay nên tính toán thu nhập để đảm bảo
số tiền lãi và gốc phải trả ngân hàng mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập ổn
định. Nếu vay quá 50% nhu cầu vốn, người vay rất dễ bị rơi vào khủng hoảng tài
chính trong quá trình trả nợ sau này. Đặc biệt đối với các trường hợp nhà đầu
tư ôm một lúc nhiều lô đất nhưng không dễ ra hàng nhanh chóng.
Trong trường hợp muốn "chớp thời cơ" mua được mảnh
đất có tiềm năng gia tăng giá trị trong tương lai mà chưa có tài chính tích
lũy, nếu có thể nên vay của người thân, bạn bè để không phải chịu lãi suất.
Còn nếu muốn vay ngân hàng, người vay cần lưu ý: Thứ nhất,
tính toán kỹ khả năng tài chính và số vốn cần vay. Thứ hai, tận dụng thời gian
hưởng lãi suất ưu đãi tìm kiếm cơ hội vay vốn từ người thân, bạn bè để trả trước
một khoản nợ ngân hàng. Thứ ba, có thể vay ngân hàng mua nhà, đất rồi dùng
chính ngôi nhà, mảnh đất đó để cho thuê.
Nhận thấy việc đầu tư có vẻ dễ ăn, bà Hường bàn với chồng thế
chấp căn nhà 3 tầng đang ở để vay ngân hàng 2 tỷ đồng mua tiếp 1 lô đất tại Cần
Giờ.
Gần một năm nay, anh rao bán công đất trên bằng giá mua vào
hoặc chịu lỗ 10-15% nhưng cũng không ai đoái hoài. Hiện anh Tuấn đang phải chịu
áp lực rất lớn bởi tiền đổ vào đất chủ yếu là tiền vay ngân hàng.
"Lời không thấy đâu mà tháng nào cũng phải còng lưng trả
lãi ngân hàng. Khoản nợ gần 3 tỷ đồng vẫn còn treo lơ lửng trên đầu, không biết
khi nào mới có thể trả nổi" - anh Tuấn nói.
Câu chuyện của bà Hường và anh Tuấn chỉ là hai trong số rất
nhiều trường hợp bị "vỡ trận" về tài chính khi liều lĩnh vay quá nhiều
tiền ngân hàng để đầu tư nhà đất.
Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, hiện nay dù giá nhà
đất đang tăng nóng nhưng các ngân hàng thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín
dụng rót vào bất động sản. Mức lãi suất để các nhà đầu tư phải trả cho nguồn vốn
đầu tư bất động sản là rất lớn. Do vậy, khách hàng chỉ nên vay 30 – 50% nhu cầu
vốn từ ngân hàng. Trong trường hợp vay trên 50% nhu cầu vốn, tổng thu nhập của
gia đình phải đủ mạnh.
Thứ tư, cố gắng tất toán trả nợ trước hạn. Hầu hết các ngân
hàng hiện nay đều có quy định về phí trả nợ trước hạn. Phí trả nợ trước hạn thường
bằng 1-3% số tiền trả nợ trước hạn.
Cuối cùng, nên tìm hiểu thật kỹ mọi thông tin liên quan đến
dự án trước khi quyết định xuống tiền. Không nên liều lĩnh đầu tư vào dự án có
mức độ rủi ro cao hoặc không chắc chắn về hồ sơ pháp lý. Tuyệt đối không nên đầu
tư theo tâm lý đám đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét