Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Sử dụng thẻ tín dụng – Cần lưu ý những gì?



Lợi ích
An toàn vì không phải lo mất tiền khi mang theo quá nhiều tiền trong ví. Tiện lợi chưa từng có với tính năng thanh toán linh hoạt giúp bạn chi trả các hóa đơn mọi lúc mọi nơi trong và ngoài nước. Tiết kiệm hơn với hàng ngàn ưu đãi bất tận khi mua sắm hoặc đặt hàng và thanh toán qua thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng, trang thương mại điện tử...Quản lý chi tiêu dễ dàng với bảng sao kê được gửi hàng tháng giúp bạn theo dõi lịch sử mua sắm và cân đối chi tiêu. Được mượn tiền ngân hàng để mua sắm mà không phải trả lãi trong vòng 45 - 60 ngày. Cứu nguy cho các trường hợp cấp bách bằng cách rút tiền mặt từ thẻ tại ATM.

Chú ý thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Đừng bao giờ quên rằng mình đang tiêu tiền đi vay của ngân hàng từ thẻ tín dụng. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng, thực chất bạn đang tiêu bằng số tiền đi vay trước của ngân hàng. Tuy nhiên không ít khách hàng đặc biệt là những người trẻ, lại thường quên điều này khi đứng trước những cạm bẫy mua sắm "Thỏa thích".

Thông thường ngân hàng sẽ dành ra cho bạn tối đa 45 ngày chưa phải trả dư nợ tín dụng, tức là tính từ thời điểm bạn dùng thẻ để thanh toán bạn sẽ có tối đa 44 ngày để chuẩn bị tài chính và trả nợ muộn nhất vào ngày thứ 45 trước khi bị phạt thanh toán và bị tính lãi suất. Hơn nữa, có thể nói lãi suất thẻ tín dụng cao ngất ngưởng từ 20 - 30%/năm, chưa kể phí phạt trả chậm 4% nữa.


Lưu ý: Cần xác định thời điểm phí phạt trả chậm hoặc lãi suất bị tính: Chỉ tính phí phạt trả chậm khi bạn không trả được khoản nợ tối thiểu theo yêu cầu (khoảng 5% số tiền đã dùng). Nếu không trả đầy đủ số tiền đã dùng từ thẻ tín dụng, bạn sẽ bắt đầu bị tính lãi từ ngày 46 trở đi cho đến khi trả hết nợ.
Ví dụ: Bạn dùng thẻ tín dụng để mua một gói hàng trị giá 500.000 VND. Sau 45 ngày nếu không thanh toán được tối thiểu 5% * 500.000 VND = 25.000 VND thì sẽ chịu phí phạt ít nhất là 50.000 VND tùy ngân hàng, hơn nữa sẽ bị tính lãi suất trên số tiền chưa trả được. Nhưng nếu bạn thanh toán số tiền 25.000 VND này trước ngày 45, bạn sẽ không chịu phí phạt song vẫn bị tính lãi suất vì chưa trả đủ 500.000 VND.

Luôn luôn bảo mật thẻ tín dụng
Rất nhiều trường hợp thông báo mất tiền từ thẻ tín dụng, do vô tình làm mất thẻ hoặc do tin tặc tấn công bằng các thủ đoạn tinh vi như: Gắn chip vào máy thanh toán POS/EDC hoặc cây ATM, gửi mã độc vào máy tính hoặc đặt chúng vào website có địa chỉ không rõ ràng và dẫn dắt bạn truy cập, giả mạo làm nhân viên ngân hàng, gian lận từ thu ngân khi bạn thanh toán hoặc thậm chí lơ là để người đứng sau bạn nhìn thấy tất cả...
Cũng theo một thống kê gần đây, khoảng 70% thông tin cá nhân bị đánh cắp do khách hàng lơ là, không quan sát thẻ khi thanh toán. Nhiều người vẫn giữ thói quen đưa thẻ cho nhân viên quẹt trong khi kẻ gian hoàn toàn có thể chụp lại mặt trước và sau và lấy cắp thông tin để trục lợi.

Mặc dù hiện nay thẻ tín dụng ngân hàng đã được tích hợp chip EMV tạo ra một lớp mật mã được mã hóa khi thông tin được truyền đi, do đó bảo mật cao hơn rất nhiều lần so với dải từ như thẻ ATM. Xong hơn hết chính bạn phải luôn luôn cẩn trọng bảo vệ chính tài sản của mình chứ không phải ai khác.

Không nên mở nhiều thẻ tín dụng
Mở quá nhiều thẻ tín dụng lại là một thói quen không tốt ảnh hưởng đến việc uy tín tín dụng của bạn. Do công ty thay đổi ngân hàng trả lương, các chương trình miễn phí phát hành thẻ nhiều nên việc một người cùng lúc có gần chục thẻ ATM là điều bình thường. Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, nếu mở quá nhiều sẽ là một cái bẫy rất lớn đối với mọi người sử dụng vì nó sẽ ảnh hưởng đến ví tiền của bạn.
Theo lãnh đạo một ngân hàng, mỗi người chỉ nên có tối đa 2 thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, xếp hạng tín dụng CIC - Tiêu chí quan trọng để có thể vay tiền ngân hàng từ nay về sau, sẽ không tốt nếu các nhà băng biết bạn mở quá nhiều thẻ tín dụng. Nếu được cấp hạn mức tín dụng lớn, bạn chỉ cần mở một thẻ.

Không dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt
Vai trò chính của thẻ tín dụng là thanh toán chứ không phải để rút tiền mặt. Tuy nhiên, không ít người vẫn quên mất điều này dù tất cả các nhà phát hành đều tính phí rút tiền mặt khá cao (từ 3 - 4% số tiền rút và phí tối thiểu là 50.000 VND tùy từng ngân hàng). Chưa kể, khoản tiền này sẽ được xem như khoản vay cá nhân với lãi suất 20 - 30%/năm như trên được áp dụng ngay sau khi giao dịch rút tiền thành công.

Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng (Credit Card) là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau, do ngân hàng phát hành. Ngân hàng sẽ cấp một số tiền chi tiêu nhất định cho chủ mở thẻ tín dụng tùy thuộc vào tài chính và lịch sử tín dụng của khách hàng.
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng giống như một khoản vay tiêu dùng, nhưng không thông qua tiền mặt. Đặc biệt không giống như vay thông thường, khách hàng sẽ được miễn lãi suất 45 ngày.
Thẻ tín dụng có 2 loại là: Thẻ tín dụng nội địa (Chỉ có thể thanh toán trong nước) và thẻ tín dụng quốc tế (Có thể thanh toán trong và ngoài nước). Tại nước ta, hầu hết các loại thẻ tín dụng là thẻ quốc tế Visa/MasterCard, rất ít ngân hàng có thẻ tín dụng nội địa.

                                                                                                 Theo Thebank.vn


Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Tiêu dùng thông minh: Lập kế hoạch chi tiêu luôn nằm trong ngưỡng an toàn


Trở thành một người chi tiêu thông minh có nghĩa là bạn luôn có kế hoạch dành dụm tiền sau khi trừ các khoản chi hợp lý. Việc lên kế hoạch và thực hiện luôn là điều cần thiết để tạo nên sự an toàn tài chính. Xem dưới đây có 3 bước để bạn tham khảo.

Bước 1: Hãy ghi chép lại các khoản chi hàng ngày của bạn để tìm hiểu về thói quen chi tiêu của mình trong vòng 1 tháng

Hãy ghi chép và phân loại các khoản chi theo hình thức thanh toán: thẻ tín dụng VIB, tiền mặt, thẻ ATM, thanh toán online, v,v. Lưu giữ các biên lai tiền điện, tiền nhà, tiền internet… và các khoản chi cố định hàng tháng khác. Đến cuối tháng, bạn sẽ có trong tay 1 danh sách tổng kết mình đã tiêu bao nhiêu cho khoản nào và còn dư bao nhiêu cho tháng sau. Hãy nhớ, giai đoạn này là để bạn tìm hiểu thói quen tiêu dùng của bản thân, cho nên đừng cố gắng kiểm soát chi tiêu khi bạn chưa có thông tin rõ ràng cho việc này.


Bước 2: Sau 1 tháng, hãy phân loại các khoản chi của bạn theo các hạng mục một cách đơn giản nhất. Ví dụ như sau:

    Thu nhập hàng tháng: 15.000.000 VNĐ
    Chi tiêu hàng tháng:
    Tiền thuê nhà: 3.500.000 VNĐ
    Tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe: 1.500.000 VNĐ
    Nhu yếu phẩm: 2.000.000 VNĐ
    Tiền ăn tối ở ngoài: 2.000.000 VNĐ
    Mua sắm khác: 3.500.000 VNĐ
    Tiền tiết kiệm: 2.500.000 VNĐ

Bước 3: Bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu.

Ở bước này, bạn đã có trong tay ghi chép về thói quen chi tiêu của mình và đã phân loại chúng theo hạng mục. Hãy phân bổ thu nhập của bạn vào các hạng mục theo tỉ lệ phần trăm, chú ý đối chiếu với thói quen chi tiêu xem bạn có phân bổ quá ít hay quá nhiều cho một khoản hay không. Ở bước này, ứng dụng lập bảng thống kê Excel sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn.
    Hãy phân các khoản chi thành 2 cột riêng biệt – cột “Dự tính” và cột “Thực tế”. Cột “Dự tính” ghi số tiền được khoán cho mỗi khoản chi vào đầu tháng, và cột “Thực tế” sẽ ghi số tiền bạn thực sự tiêu xài cho từng khoản vào cuối tháng.
    Thông thường, mọi người sẽ dành khoảng 2/3 thu nhập cho 2 khoản chi thiết yếu nhất bao gồm thực phẩm, nhà ở và phương tiện đi lại. Phần còn lại sẽ dành cho trả lãi ngân hàng (nếu có), để dành tiết kiệm, cuối cùng là các hoạt động giải trí và mua sắm.
    Nhiều nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp khuyên bạn nên dành từ 10 đến 15% tổng số tiền kiếm được mỗi tháng vào việc Tiết kiệm. Khoản tiền này có thể để đầu tư hoặc dự trù khi bạn gặp khó khăn...


Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, số tiền thực chi của mỗi tháng sẽ thay đổi theo thời gian. Do đó, bạn cần phải theo dõi và đối chiếu hai cột “Dự tính” và “Thực tế” sau mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết về cách bạn tiêu xài trong một thời gian dài và có sự điều chỉnh hợp lí.

Vậy, lập kế hoạch chi tiêu mang lại cho bạn những lợi ích gì?

    Lập ra kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm những khoản không cần thiết phải tiêu tiền.
    Việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ tạo cho bạn thói quen chuẩn bị khoản dự phòng cho các tình huống không ngờ đến, ví dụ như xe hư, bị tai nạn, người thân cần giúp đỡ hay đi dự đám cưới bạn bè… Để giải quyết những trường hợp này thường sẽ tiêu tốn không ít, vậy nên hãy luôn chuẩn bị sẵn một khoản “phòng thân” để bạn không rơi vào thế bị động khi tình huống bất ngờ xảy ra.
                                                                                                                      
                                                                                                                   Theo WikiHow

Doanh số khách hàng sử dụng thẻ Mastercard của VIB dẫn đầu về chi tiêu thẻ



Ngân hàng Quốc tế VIB vừa được Tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard ghi nhận là một trong những ngân hàng dẫn đầu về doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng và doanh số thanh toán trực tuyến trong số 30 tổ chức phát hành thẻ của MasterCard.

Bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam của Tổ chức Thẻ quốc tế MasterCard chia sẻ “Chúng tôi đánh giá cao những chỉ số vượt trội trong hoạt động phát hành và thanh toán Thẻ mà VIB đạt được trong thời gian gần đây so với các tổ chức khác trên thị trường. VIB thuộc nhóm ngân hàng có doanh số chi tiêu Thẻ tín dụng cao nhất 2018 tại Việt Nam với mức tăng trưởng hơn 300% so với năm 2017, cao gấp hai lần tỷ lệ tăng trưởng trung bình của thị trường. Chúng tôi cũng thực sự ấn tượng khi VIB đồng thời là ngân hàng có doanh số thanh toán trực tuyến cao nhất 2018 với mức tăng trưởng hơn 200% so với năm 2017”.

Đây là thành quả từ nỗ lực không ngừng của VIB trong việc tiên phong khai phá những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng, mang đến cho khách hàng các dòng thẻ độc đáo với tiện ích ưu việt, những ưu đãi hấp dẫn. Đồng thời, việc VIB là ngân hàng có doanh số giao dịch trực tuyến cao nhất năm 2018 cũng khẳng định nền tảng công nghệ hiện đại, tiên phong đã giúp khách hàng giao dịch an toàn, thuận tiện và nhanh chóng nhất.

Ưu đãi hấp dẫn và liên tục

Bên cạnh các tiện ích ưu việt và độc đáo vừa nêu, chủ thẻ VIB còn được tận hưởng ưu đãi trả góp 0% tại hàng trăm đối tác lớn trên toàn quốc, giảm giá đến 50% cho nhiều nhu cầu chi tiêu từ ẩm thực, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khỏe được cập nhật liên tục. Đặc biệt, VIB đang có những ưu đãi độc quyền cho chủ thẻ tín dụng như Giảm 15% vào thứ 4 tại Agoda.com; Giảm 300.000đ vào Chủ Nhật tại Shopee.vn; Hoàn tiền 10% tất cả giao dịch trên Booking.com; Trả góp 0% tại British Council, Dale Carnegie Việt Nam; Trả góp 0% khi mua bảo hiểm Prudential, Liberty Insurance.

Các dòng thẻ VIB Bank độc đáo với tiện ích ưu việt

VIB đã cho ra đời 6 dòng thẻ tín dụng mới tính từ tháng 12/2018 và đều được thị trường đón nhận hết sức tích cực. Đó là những dòng thẻ độc đáo với nhiều lợi ích thiết thực như Happy Drive – thẻ tín dụng duy nhất trên thị trường tặng cho chủ thẻ trên mọi chi tiêu tới 500 lít xăng/năm và giảm 30% phí bảo trì bảo dưỡng xe, thẻ VIB Financial Free – thẻ duy nhất miễn phí thường niên trọn đời và Rút tiền không giới hạn tới 100% hạn mức. Hay các dòng thẻ với mức ưu đãi nổi trội trên thị trường như VIB Cash Back, VIB Rewards Unlimited, VIB Travel Elite với mức hoàn tiền, tích điểm, tích dặm, và phí giao dịch chuyển đổi ngoại tệ tốt nhất. Và gần đây nhất, VIB vừa cho ra đời dòng thẻ tín dụng miễn lãi trọn đời Zero Interest Rate, giúp chủ thẻ xóa bỏ hoàn toàn nỗi lo lớn nhất – là trả lãi. Đây là thẻ tín dụng đầu tiên và duy nhất trên thị trường áp dụng chính sách miễn lãi trọn đời suốt thời gian hiệu lực 05 năm cho mọi giao dịch chi tiêu thẻ.





Nền tảng công nghệ hiện đại, bảo mật cao, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu dùng thẻ
Bên cạnh đó, thẻ tín dụng VIB cũng được áp dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất hiện nay như 3D-secure và tích hợp tính năng cho phép chủ thẻ dễ dàng quản lý thẻ mọi nơi, mọi lúc qua Ngân hàng điện tử hoặc qua ứng dụng Ngân hàng di động MyVIB. Điều này cũng giúp chủ thẻ chủ động khóa thẻ trong những trường hợp khẩn cấp hay kích hoạt thẻ, khoá / mở tính năng thanh toán trực tuyến, đặt lại mật mã thẻ và đổi điểm thưởng thuận tiện, nhanh chóng ngay trên điện thoại di động với 30 giây thao tác mà không cần liên hệ tổng đài hay đến chi nhánh VIB.



Thẻ VIB áp dụng công nghệ để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu sử dụng thẻ của người dùng và giảm thiểu giấy tờ, bảo vệ môi trường. VIB là ngân hàng đầu tiên cho ra mắt dịch vụ thẻ điện tử - Virtual Card, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch trực tuyến ngay lập tức sau khi phát hành thẻ trên hệ thống mà chưa cần nhận thẻ tín dụng vật lý; và dịch vụ mã PIN điện tử - Green PIN cho phép khách hàng nhận và thay đổi mã PIN ngay lập tức thông qua ứng dụng MyVIB mà không cần nhận mã PIN giấy. Ngoài ra, vào đầu tháng 5/2019, VIB tiếp tục triển khai tính năng thanh toán không tiếp xúc cho thẻ tín dụng, giúp khách hàng chỉ cần chạm nhẹ thẻ vào thiết bị thanh toán và hoàn tất giao dịch thay vì phải quẹt thẻ qua dải từ hay đầu đọc chip.

Với thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng, khách hàng có thể sở hữu ngay một trong các loại thẻ tín dụng của bằng cách truy cập www.vib.com.vn, hay gọi tổng đài Thẻ VIB 18008192, hoặc vào fanpage của VIB trên facebook, hay đến bất cứ chi nhánh nào của VIB trên toàn quốc. Nếu đã là khách hàng đang sử dụng ứng dụng ngân hàng di động MyVIB, chỉ cần vào mục “Đăng ký sử dụng sản phẩm” nhấp chọn “Thẻ tín dụng”. Trong vòng 5 phút, chuyên gia tư vấn của VIB sẽ liên hệ với khách hàng để hướng dẫn hoàn tất các thủ tục còn lại trước khi thẻ được phát hành và chuyển đến tận tay người dùng.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

AN TOÀN TÍN DỤNG: Sử dụng thẻ credit card – bạn cần lưu ý những gì?


Thẻ tín dụng rất thuận tiện cho việc mua sắm chi tiêu thời hiện đại. Nhưng bạn cũng cần lưu ý cẩn thận về cách sử dụng thẻ tín dụng một cách cẩn thận và cân nhắc để tiêu dùng một cách thông minh và an toàn.

Tráng đáng mất thẻ credit card hay đưa cho người khác sử dụng
Rủi ro này xảy ra khi bạn vô ý làm mất thẻ hoặc có thể bị đánh cắp. Khi phát hiện bị mất thẻ, bạn nên ngay lập tức liên hệ với ngân hàng để khóa thẻ, tránh việc kẻ cắp dùng thẻ bạn để chi tiêu.
Khi dùng thẻ tín dụng cho nhu cầu mua sắm, ăn uống, bạn cần lưu ý việc đưa thẻ của mình cho người khác. Nhất là cần cẩn trọng không để nhân viên cầm thẻ của mình đi tính tiền vì kẻ gian có thể lợi dụng cơ hội đó chụp lại thẻ tín dụng của bạn, sau đó sử dụng thông tin trên thẻ để giao dịch qua mạng và bạn sẽ bị mất tiền oan.
Lưu ý khi giao dịch online dùng thẻ thanh toán
Chắc chắn bạn sẽ dung thẻ tín dụng để thực hiện những giao dịch mua bán qua mạng. Vì vậy hãy đặc biệt cẩn thận để tránh tình trạng bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng.
Đầu tiên, bạn cần kiểm tra xem website mình muốn giao dịch có đáng tin cậy hay không vì hiện tại có một số website được dựng nên với mục đích chính là đánh cắp thông tin của khách hàng.



Thứ hai, một số website trên thế giới từ chối thanh toán với khách hàng ở Việt Nam nên bạn cần kiểm tra vấn đề này trước khi quyết định giao dịch và cung cấp thông tin thẻ tín dụng.
Bên cạnh đó, một số trang web không bảo mật thông tin khách hàng tốt, nên những kẻ cắp thông tin có thể đột nhập dễ dàng và sử dụng thông tin thẻ tín dụng của bạn để thanh toán.
Cẩn thận về thông tin cá nhân
Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng, có thể xảy ra trường hợp bạn nhờ những người thân như bố mẹ, con cái, vợ chồng để thực hiện giùm một số giao dịch. Sau đó, vô tình bạn phát hiện mình nợ ngân hàng số tiền lớn nhưng không phải ai trong những người thân ấy sử dụng.
Điều đó đồng nghĩa, bạn đã bị những kẻ trộm lấy thông tin khi bạn gửi thông tin qua tin nhắn điện thoại, email, hoặc facebook cá nhân... Vì vậy, bạn phải đặc biệt cẩn trọng khi trao đổi thông tin về thẻ tín dụng qua những phương tiện này.
Cân nhắc về lãi suất
Sử dụng thẻ tín dụng đồng nghĩa với việc bạn sẽ được vay tiền trước trong một khoản thời gian nhất định, thường là 45 ngày và 55 ngày mà không phải trả lãi. Vì thế, nếu quá số ngày quy định của ngân hàng mà bạn vẫn chưa thanh toán số tiền nợ ngân hàng, bạn sẽ bị tính lãi trên số tiền nợ còn lại. Dù bạn thanh toán 0% hay 99% thì vẫn phải chịu mức lãi suất thông thường là 15-30%/năm, tuỳ quy định của mỗi ngân hàng trên số tiền bạn đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng của mình.



Lưu ý khi dùng thẻ để rút tiền mặt
Bạn không dùng thẻ ghi nợ mà chỉ sử dụng thẻ tín dụng trong khi đang cần một số tiền mặt cho việc khẩn cấp. Nếu bạn chọn phương án dùng thẻ tín dụng rút tiền mặt tại máy ATM, bạn phải chấp nhận việc bị tính phí rất cao, từ 40.000đ hoặc 3-4% (tùy quy định của ngân hàng) số tiền bạn rút vì đây là lãi suất mà ngân hàng tính khi bạn thực hiện giao dịch rút tiền tại máy ATM . Lãi suất này được tính ngay khi bạn thực hiện giao dịch. Tất nhiên, khi bạn dùng thẻ tín dụng để rút tiền tại nước ngoài, mức phí sẽ còn cao hơn nữa bởi ngoài phí rút tiền mặt bạn phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ.

                                                                                                                        Theo Gobear.vn


Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2019

Tin tức tài chính hôm nay 25/11/2019: Nhiều ngân hàng giảm lãi suất tiết kiệm


Vietcombank giảm 0,2 điểm phần trăm với khoản tiền gửi kỳ hạn từ 1-9 tháng, các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên được giữ nguyên ở mức 6,8% đối với cá nhân và 6,5% đối với doanh nghiệp.

VietinBank cũng giảm 0,2 điểm phần trăm với hầu hết kỳ hạn từ dưới 1 tháng – trên 36 tháng. Lãi suất cao nhất của nhà băng hiện nay là 6,8% một năm (12 tháng và trên 36 tháng), giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nhận định động thái giảm lãi suất chỉ xảy ra ở một số nhà băng nhất định nhằm cơ cấu lại danh mục huy động vốn. Trong thời gian qua, một số ngân hàng đã chuẩn bị vốn và có khả năng đáp ứng được nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm, vì vậy họ cần cân đối lại để tránh kém hiệu quả trong khâu sử dụng vốn. Ngoài ra việc giảm lãi suất cũng hưởng ứng động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước, dù không có tác động nhiều từ việc giảm lãi suất điều hành đến lãi suất trên thị trường 1.



Như vậy, mức lãi suất cao nhất mà 3 trên 4 ông lớn có vốn nhà nước đang niêm yết là 6,8% một năm. "Big 4" còn lại là BIDV đang yết lãi suất cao nhất là 7% cho kỳ hạn 12 tháng và trên 24 tháng. Trước đó, vào cuối tháng 9, BIDV đã giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng 0,2 điểm phần trăm.

Bên cạnh động thái giảm lãi suất của hai ngân hàng có vốn nhà nước trong sáng nay, MB cũng giảm nhẹ lãi suất 0,1 điểm phần trăm ở hầu hết kỳ hạn từ ngắn đến trung, dài hạn. Lãi suất cao nhất của MB hiện nay là 7,4% một năm.

TPBank cũng điều chỉnh mức lãi suất cao nhất khi gửi tại quầy (với các khoản tiền gửi dưới 100 tỷ) từ 7,8% một năm xuống 7,5% một năm. Một số kỳ hạn khác như 6 tháng, 9 tháng cũng giảm 0,1 điểm phần trăm so với trước.




Từ tuần trước, một số ngân hàng như VPBank, Eximbank, VietCapital Bank... giảm lãi suất huy động 0,1-0,2 điểm phần trăm. Bên cạnh đó, một số nhà băng vẫn tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn, điển hình là NCB nâng mức lãi suất ở các kỳ hạn 0,1 – 0,8 điểm phần trăm. Lãi suất cao nhất của NCB cho kỳ hạn 36 tháng tăng vọt từ 8% lên 8,7% một năm.

Báo cáo SSI Research mới nhất nhận định một số nhà băng công bố điều chỉnh giảm nhẹ 0,1- 0,2 điểm phần trăm trên biểu lãi suất nhưng mức lãi suất thực tế không có nhiều thay đổi và mức giãn cách giữa các nhóm ngân hàng vẫn rất rộng. Trong ngắn hạn từ giờ đến cuối năm, lãi suất trên thị trường 1 vẫn khó giảm do tính mùa vụ, SSI nhận định.

>>>  Tìm hiểu đăng ký thẻ tín dụng

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Tình hình thị trường tín dụng và thị trường vốn hiện tại



Tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Phiên “Khơi thông tín dụng trung - dài hạn và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam”, tổ chức sáng 2/5 tại Hà Nội, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, NHNN đã góp phần đưa tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực.
Trong đó, tín dụng tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ (tỷ trọng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng từ mức 21,6% năm 2016 lên mức 24,8% trong năm 2018 và mức 25,2% tháng 3/2019...); tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý; qua đó khơi thông nguồn vốn tín dụng, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp, người dân trong sản xuất, kinh doanh.
Trao đổi về sự mất cân bằng giữa thị trường thẻ tín dụng và thị trường vốn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh: “Thực trạng của nền kinh tế hiện nay tạo áp lực quá lớn đến hệ thống các tổ chức tín dụng”.

Ông Hùng cho biết, áp lực đối với các tổ chức tín dụng hiện đang rất lớn và nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng là do phía doanh nghiệp chưa có báo cáo kế hoạch kinh doanh dài hạn, việc quen thói quen sử dụng vốn dài hạn và xây dựng các kế hoạch phát triển dài hạn. doanh nghiệp chưa có kế hoạch dẫn đến ảnh hưởng lâu dài.
Thực trạng tài tình hình đã và đang tạo sức ép và rủi ro rất lớn

 
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ngại công bố thông tin, báo cáo thông tin tài chính chưa được rõ ràng, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.Một nguyên nhân khác phải kể đến là do chưa đáp ứng được điều kiện phát hành trái phiếu, thiếu vắng các nhà đầu tư chuyên nghiệp mang tính lâu dài, tính thanh khoản của trái phiếu chưa cao, chưa có các tổ chức xếp hạng tín dụng tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư...
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, kết quả thực hiện Nghị quyết 10 đến nay mới chỉ là bước đầu, hệ thống tài chính, ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tư nhân vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, rào cản phát triển, trong đó có vấn đề tiếp cận các Ngân hàng Quốc Tế, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn.
“Qua theo dõi tình hình hoạt động và phát triển kinh tế tư nhân, chúng tôi nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị về tình trạng thiếu vốn và khó khăn trong huy động, vay vốn từ thị trường tài chính. Những khó khăn, vướng mắc về tiếp cận vốn của kinh tế tư nhân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan và chủ quan, từ cơ chế, chính sách và từ bản thân doanh nghiệp và các định chế tài chính, tín dụng, ngân hàng”, ông Nghĩa nói.

Đề cập thêm về vấn đề này, Phó Thống đốc Tú chia sẻ, sự mất cân đối giữa kênh cung ứng vốn ngân hàng và thị trường vốn còn rất bất cập. Trong khi nhu cầu vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp để mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh rất lớn, nhưng thị trường vốn chưa phát triển đủ cả về qui mô lẫn chất lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu này. Do đó, vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn phải dựa vào hệ thống ngân hàng, tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50,6% tổng dư nợ).
“Các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, có năng lực tài chính tốt, dự án, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, khả thi đã tiếp cận được vốn tín dụng dễ dàng với lãi suất hợp lý. Nhờ đó, hệ thống TCTD đã thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, chuyển hóa các nguồn vốn huy động nhỏ, lẻ, ngắn hạn thành các nguồn vốn cho vay trung, dài hạn đối với nền kinh tế”, ông Tú nói.
Còn ông Trần Xuân Hà, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, cuối năm 2018, giá trị vốn hóa TTCK đã đạt 111% GDP, trong đó thị trường cổ phiếu đạt 71,9% GDP, thị trường trái phiếu đạt hơn 39% GDP (trong đó trái phiếu Chính phủ đạt hơn 27% GDP, trái phiếu doanh nghiệp đạt 8,6% GDP).
Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 25% mỗi năm. Đến cuối năm 2018, quy mô của thị trường bảo hiểm đã đạt trên 3% GDP đối với doanh thu bảo hiểm gốc. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế trên 300.000 tỷ đồng.

“Thực trạng này đã và đang tạo sức ép và rủi ro rất lớn cho hệ thống TCTD. Do đó, để đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung thì phát triển thị trường chứng khoán là điều kiện tất yếu, giảm dần lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, đặc biệt là các nhu cầu vốn trung, dài hạn”, Phó thống đốc Tú nhấn mạnh.
Tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân huy động vốn trên thị trường chứng khoán

 
Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nhanh, bền vững các phân đoạn thị trường tài chính.“Tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân huy động vốn trên thị trường chứng khoán, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh để thị trường vốn trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng”, ông Tú nói.

Về phía Bộ Tài chính cũng cho biết sẽ thực hiện các giải pháp như trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kinh doanh bảo hiểm; thực hiện tái cơ cấu thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm; đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trong đó trọng tâm là cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đi theo đó là cải thiện công tác quản trị công ty theo thông lệ tốt.
                                                                                                                               Nguồn: CafeBiz

>>> Bạn muốn mở thẻ tin dụng